Đại diện chính trị Chính_phủ_địa_hạ_Ba_Lan

Chính Phủ Ngầm bao gồm hầu hết nhưng không phải mọi chính phái của Nước Cộng Hòa Thứ Hai. Ủy Ban Hiệp Thương Chính Trị (PKP) có bốn đảng quan trọng: Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa (PPS-WRN), Nhân Dân (SL), Quốc Dân (SN) và Lao Động (SP).[25] SP gia nhập PKP tháng 6 năm 1940 bốn tháng sau khi PKP thành lập, còn PPS-WRN thì rời bỏ giữa tháng 10 năm 1941 và tháng 3 năm 1943;[63] bốn chính đảng gọi là Tứ đại cũng có chân trong Ủy Ban Đại Diện Chính Trị Bản Quốc (KRP).[25] So với PKP và KRP thì Hội Đồng Đoàn Kết Dân Tộc được tính đại diện hơn nhiều, vài nhóm chính trị nhỏ được tham dự.[43] Vài nhóm khác tuy không có nhiều đại biểu nhưng cũng ủng hộ Chính Phủ Ngầm.[64] Các dân tộc thiểu số như người Ukraine và Belarus không được chính phủ đại diện, ngoại trừ người Do Thái.[65][66]

Hai nhóm không có đại diện quan trọng nhất đó là cộng sản (Đảng Công Nhân Ba Lan PPR và nhánh quân sự Nhân Dân Quân) và phái cực hữu (Nhóm Tường Thành và Liên Minh Thằn Lằn Tổ Chức Quân Sự),[67] đều đối lập với Chính Phủ Ngầm cả,[64] nhưng chỉ PPR mới nằm ngoài cấu trúc quốc gia vì phản đối Ba Lan độc lập và ủng hộ theo Liên Xô, còn cực hữu được xem là đối lập chính đáng.[68] Năm 1944 PPR trở thành một phần của chính phủ bù nhìn Liên Xô PKWN.[68]